Phat Su Online

Tiền Giang: Đại đức Thích Nguyên Hưng chia sẻ về các pháp Tác trì tại khóa Bồi dưỡng Luật học Ni giới

Nghe đọc bài:

PSO – Chiều ngày 15/4/2025 (18/3/Ất Tỵ) đáp lại lời mời của Ban Tổ chức Khoá Bồi dưỡng Luật học lần 3 do PBNG tỉnh Tiền Giang tổ chức tại chùa Tịnh Nghiêm (TP.Mỹ Tho); Đại đức Thích Nguyên Hưng - Ủy viên Thường trực Phân ban Giới đàn Trung ương, Ủy viên Ban Hoằng pháp tỉnh Tiền Giang có buổi chia sẻ chuyên đề với hơn 200 chư Ni tham dự khóa học.

Đại đức Thích Nguyên Hưng - Ủy viên Thường trực Phân ban Giới đàn Trung ương, Ủy viên Ban Hoằng pháp tỉnh Tiền Giang chia sẻ tại khóa Bồi dưỡng Luật học lần 3 do PBNG Tiền Giang tổ chức

Được sự phân công chỉ dạy của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông– Thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Đại đức Thích Nguyên Hưng tập trung nói về các pháp Tác trì - “Kết và Giải các Cương giới đúng Luật”

Tại buổi chia sẻ, Đại đức đã giải thích rõ thuật ngữ “Chỉ trì” và “Tác trì” và nhấn mạnh đây là hai phần đặc biệt quan trọng của người thực hành Giới luật đức Phật cần phải nắm vững.

 Quang cảnh buổi học tại Khóa Bồi dưỡng Luật học lần 3 do PBNG Tiền Giang tổ chức

Tác trì được hiểu như là các pháp Yết-ma. Các pháp Yết-ma chính là điều kiện bắt buộc để Thế gian trụ trì Tam Bảo được thiết lập và vô cùng quan trọng trong giới luật. Với chủ đề lần này, Đại đức xoay quanh các bước thực hành trong 3 phần chính: 1. Bố tát thuyết giới; 2. An cư; 3.Tự tứ. Tổng quan về tầm quan trọng của cương giới, Đại đức giải thích và nêu ra các công năng để kết và giải cương giới.

Cương giới được chia làm ba loại:

- Cương giới Tự nhiên: cương giới có sẵn trong tự nhiên gồm 4 phần: Tụ lạc giới; A-lan-nhã giới; Đạo hạnh giới; Thuỷ giới.

- Cương giới Tác pháp: không có sẵn trong tự nhiên phải thông qua các pháp Yết-ma và gồm 4 phần: Giới trường; đại giới; tiểu giới; cương giới biệt xuất.

- Cương giới Biệt xuất: là những cương giới có thể có chung đường ranh với Đại giới, hay ở trong phạm vi của Đại giới, nhưng hiệu lực không đồng. Do đó, cần tác pháp Yết-ma riêng để ấn định. Cương giới Biệt xuất gồm: Pháp lợi nhị đồng, Pháp đồng lợi biệt; Pháp biệt lợi đồng; Bất thất y; Tịnh trù, Tịnh khố và Khố tàng.

Tóm lại, trong trú xứ cần phải kết 3 cương giới quan trọng và cần thiết là: Kết giới trường; Kết cương giới đại giới để thiết lập phạm vi sinh hoạt của trú xứ; Kết cương giới bất thất y. 

Chư Ni tham dự khóa học tại Hội trường 2

Nội dung thứ hai của chủ đề, Đại đức chia sẻ về Bố tát – Thuyết giới, đây là hai phần đóng vai trò kiện toàn hai yếu tố hoà hợp và thanh tịnh trong cộng đồng Tăng già. 

Thuyết giới, được xem là biểu hiện cụ thể của đời sống hoà hợp, duy trì thọ mạng của đời sống Tăng già, được Đức Phật ví dụ Ba-la-đề-mộc-xoa là sợi dây, còn người xuất gia là những bông hoa, được sợi dây kết lại thành tràng hoa. 

Chư Ni tham dự khóa học tại Hội trường 2

Nội dung thứ ba, Đại đức hướng dẫn đại chúng lần lượt các trình tự Bố tát – Thuyết giới; Tác pháp An cư và Tác pháp Tự tứ. 

- Sơ lược trình tự Bố tát – Thuyết giới trải qua 06 trình tự: 1.Nghi thức chung; 2.Thông kiểm số chung; 3.Thuyết giới cho Ngũ giới, Thập giới và Thức xoa; 4.Tác Tiền phương tiện; 5.Tác pháp Đơn bạch Yết ma Thuyết giới; 6.Chính thức tụng Giới bổn.

- Sơ lược trình tự Tác pháp An cư trải qua 03 trình tự: 1.Nghi Thức chung; 2.Tuyên bố phạm vi Cương giới An cư; 3.Chính tác pháp An cư.

- Sơ lược trình tự Tác pháp Tự tứ trải qua 05 trình tự: 1.Nghi Thức chung; 2. Tác Tiền phương tiện; 3.Bạch nhị Yết ma sai người nhận Tự tứ; 4.Đơn bạch Yết ma Tự tứ; 5.Chính thức Tự tứ.

Cuối buổi thuyết giảng, Đại đức dành thời gian để lắng nghe và giải thích những thắc mắc của Ni giới về cách tác pháp khi an cư, tự tứ; pháp gửi dục khi Bố tát; cử phủ xích; các pháp đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ; kiết cương giới… còn chưa thấu triệt. Qua đây, đại chúng nhận thức đúng đắn khi thực hành các pháp sự cần thiết phải thực hiện theo tinh thần Luật tạng.

 

Vạn Nguyên - Minh Thuận

 

Đồng Nai: Ni trưởng Xuân Liên thuyết giảng Chơn lý Có và Không trong Khóa tu Truyền thống Giới Định Tuệ lần thứ 41 tại Tịnh xá Ngọc Long

Chiều ngày 11 tháng 4 năm 2025, tại Tịnh xá Ngọc Long, hành giả đã trang nghiêm cung đón Ni trưởng Xuân Liên - Ủy viên Ban Kiểm soát Trung ương, Ủy viên thường trực Ban Trị sự GHPGVN, Phó Phân Ban Ni giới tỉnh Đồng Nai, Giáo phẩm Thường trực NGHPKS, Trưởng Ban Quản trị Tịnh xá Ngọc Uyển, Biên Hòa, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Tuệ, Long Thành, Đồng Nai quan

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online